Suy tim chặng cuối nhọc nhằn nhưng đừng từ bỏ hy vọng - Hellobacsi

Suy tim là chặng đường cuối của nhiều bệnh tim mạch như hẹp hở van tim, mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh van tim… Thế nhưng, căn bệnh này không phải là hết hy vọng. Nhiều người bị suy tim vẫn lạc quan tìm hiểu những phương pháp chữa trị, từ Tây Y đến Đông Y để giảm những triệu chứng bệnh, cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Suy tim làm cho hoạt động bơm máu của tim trở nên khó khăn hơn, dẫn đến thiếu hụt lượng máu đi nuôi cơ thể và khiến cho người bệnh dễ bị khó thở, mệt mỏi, ho, phù. Những triệu chứng tim mạch từ đó không chỉ khiến cho cuộc sống của người bệnh mà còn là cả người thân của họ bị đảo lộn. Có người thậm chí muốn buông xuôi số phận để giải thoát cho chính mình khỏi bệnh tật và cũng đỡ phiền hà đến vợ/chồng và con cháu…

Hành trình khó nhọc của người bệnh suy tim

hành trình khó nhọc của người bệnh suy tim chặng cuối

Khi bị suy tim, người bệnh gặp rất nhiều khó khăn bởi không chỉ cảm thấy cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng nặng nề do gặp nhiều triệu chứng tim mạch mà còn phải nhập viện lên xuống vất vả mỗi khi bệnh trở nặng.

1. Ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt hàng ngày

Suy tim gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh do chỉ cần gắng sức làm việc một chút đã mệt, thậm chí từ ăn uống, ngủ nghỉ cho đến đi vệ sinh cũng cảm thấy khó khăn, phải nhờ người thân giúp đỡ.

Bị suy tim độ 3 và độ 4 khi bệnh đã trở nặng, ông Thịnh (Thái Nguyên) nhiều đêm trằn trọc tìm kiếm giấc ngủ ngon bởi cứ nằm được 20 phút là khó thở, phải dựa lưng vào cái ghế ngủ ngồi, lót chăn ở lưng, rướn lên thở. Không chỉ vậy, vợ ông Thịnh hàng đêm cũng phải thức trắng để vuốt lưng cho ông dễ chịu hơn mỗi khi cơn đau tim lên.

Cũng bị khó thở vì suy tim độ 3, ông Thi (Bà Rịa – Vũng Tàu)  chỉ đi được 50 mét là hụt hơi, mỗi lần lên bậc thang, đi bộ xa hay leo dốc là lại đuối sức, mình mẩy thì đau nhức, miệng lại ăn không ngon và bụng đầy trướng.

Còn bà Xuân (Hưng Yên) vốn “bình thường cũng luôn chân, luôn tay lắm” nhưng từ khi bị suy tim độ 3 tiến triển sang độ 4 cảm thấy mình trở nên “vô dụng, phiền hà khi đi vệ sinh cũng phải vịn vào tường mới đi được, có khi thì nhờ chồng dìu”.

Cuộc sống thay đổi sau khi bị suy tim làm cho người bệnh cảm thấy họ không còn được là chính mình. Sợ rằng bệnh tật sẽ đánh gục họ lúc nào không hay khi mất đi ý chí chiến đấu…

2. Phải chịu nhiều triệu chứng tim mạch cùng lúc

Triệu chứng suy tim chặng cuối với nhiều bệnh tim mạch cùng lúc khiến cho nhiều người phải chịu cảnh “thừa sống thiếu chết”, sức khỏe thì cứ ngày càng suy yếu dần, vật vã với những cơn đau thắt ngực, khó thở…

Sợ sẽ trở thành gánh nặng cho vợ con khi bị suy tim độ 3 vì tăng huyết áp lâu năm, kết hợp với bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim và hở van tim 3 lá, ông Thi luôn cố gắng làm mọi việc. Thế nhưng, khi ông cố sức một chút là người bắt đầu toát mồ hôi lạnh, ngực nặng trịch, tim đập loạn xạ, thở không ra hơi…

Còn trường hợp ông Thịnh (Thái Nguyên) bị suy tim độ 3 chuyển nặng sang độ 4 với các triệu chứng tim mạch nặng nề như phù chân, phù tay, khó thở, da xanh xao, gầy gò. Dấu hiệu rõ nhất là đau nhói từng cơn ở ngực, nhiều lúc đang ngồi phải đứng lên để thở. Ông Thịnh bi quan nghĩ rằng cuộc đời mình sẽ chấm dứt sớm bởi suy tim có nghĩa là tim cứ ngày càng yếu dần đi, sức khỏe ngày càng suy kiệt.

Nhiều người bệnh dù gặp phải những triệu chứng tim mạch nặng nề vẫn luôn ao ước rằng mình sẽ được một lần khỏe mạnh trở lại để có thể tận hưởng nhiều thời gian hơn bên gia đình mình.

3. Nhập viện nhiều lần vì suy tim nặng

phải nhập viện nhiều lần vì suy tim chặng cuối

Hành trình khó nhọc của người bệnh tim mạch không thể không kể đến những lần vất vả khi họ phải nhập viện nhiều lần vì lên cơn đau tim, khó thở dồn dập, ho dai dẳng liên tục… Tệ hơn có người phải nhập viện 3 lần trong 1 tháng khiến người thân phải hốt hoảng lo âu.

Bị tắc động mạch phải, nhồi máu cơ tim, bà Tâm (Hà Nội) phải nhập viện nhiều lần vì ho dai dẳng kèm khó thở về đêm. Dù được chỉ định phẫu thuật đặt stent nhưng tình trạng sức khỏe của bà Tâm vẫn xấu đi, tim suy yếu dần, phải cấp cứu liên tục. Bà cho hay: “Đầu năm 2019, sức khỏe đã giảm sút nhiều, tháng 5/2019 phải cấp cứu liên tục, vào 10 ngày về, về lại cấp cứu tiếp. Bác sĩ kết luận tôi bị suy tim độ 2 nên sức khỏe rất yếu, ăn không được, ngủ không được, cứ khó thở, mệt mỏi, con cái buồn”.

Phải nhập viện nhiều lần khiến cho không chỉ người bệnh cảm thấy đau đớn mà người thân còn suy sụp tinh thần vì lo lắng, bất an, đứng ngồi không yên. Chưa kể đến kinh phí chữa trị không phải là một con số nhỏ, nhiều người phải bế tắc vì gia đình khó khăn…

4. Đành cầm cự với bệnh tật vì không có kinh phí phẫu thuật

Câu nói “chỉ những người giàu mới có thể thoát bệnh hiểm nghèo” quả thật không sai đối với những người bệnh suy tim có hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện để phẫu thuật, đành buông xuôi số phận…

Câu chuyện của anh Nguyễn Hùng Sơn (Việt Trì) lại khiến cho không ít người mủi lòng vì bị suy tim độ 4 mà không thể phẫu thuật được do gia đình khó khăn. Chị Lam (vợ của anh Sơn) chia sẻ:“Bác sĩ bảo là chi phí đến 80 triệu, nói chung chỉ khóc, lo, bố mẹ bên ngoại thì hỗ trợ tinh thần, bên nội tiền nong thì anh chị chỉ cho vay được phần nào, bán nhà bán đất thì không có chỗ ở nên không mổ nữa. Giờ chỉ uống thuốc cầm chừng, sống được ngày nào hay ngày ấy.”

Có lúc anh Sơn suy sụp tinh thần tới mức gọi vợ con sang căn dặn vì không biết sẽ ra đi lúc nào. Thế nhưng dần dần anh lấy lại được      sự lạc quan và nghị lực sống mạnh mẽ bởi nghĩ rằng có người còn khó khăn hơn mà vẫn vượt qua được. Liệu có phép màu nào có thể giúp anh bình phục sức khỏe hay không?  

Vẫn có cách giúp giảm suy tim hiệu quả

vẫn có cách giúp giảm suy tim hiệu quả

Dù gặp rất nhiều khó khăn khi bị suy tim nhưng bằng ý chí chiến đấu với bệnh tật đến cùng, cả ông Thịnh, ông Thi, bà Xuân, bà Tâm hay anh Sơn đều tìm lại được chất lượng cuộc sống. Điểm chung của họ là đã nỗ lực trong việc kết hợp điều trị theo phác đồ từ bác sĩ, thực hiện lối sống lành mạnh và sử dụng TPCN Ích Tâm Khang.

1. Dùng thuốc kiểm soát triệu chứng

Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một hay nhiều loại thuốc Tây y phối hợp. Sau đây là các loại thuốc thường được dùng trong điều trị suy tim:

• Thuốc làm chậm nhịp tim: giúp cho tim đập chậm lại để bơm máu hiệu quả hơn.

• Thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển (ACE):làm thư giãn mạch máu, giảm huyết áp, giúp tim bơm máu dễ dàng hơn, giảm áp lực cho tim, đồng thời giảm tần suất xuất hiện cơn đau tim.

• Thuốc lợi tiểu: giúp thải bớt dịch dư thừa bị tích tụ trong cơ thể nên làm giảm phù nề, khó thở do suy tim. Thuốc lợi tiểu cũng giúp làm giảm bớt khối lượng máu mà tim phải bơm.

• Thuốc điều trị nguyên nhân gây suy tim: gồm có nhóm hạ mỡ máu trong điều trị bệnh mạch vành, thuốc hạ huyết áp, các thuốc hạ đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường.

Cùng với thuốc điều trị bệnh theo chỉ định từ bác sĩ, ông Thi còn sử dụng thêm TPCN Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ tăng cường chức năng tim. “Tôi uống đều đặn 4 viên/ngày, hết hộp đầu tiên đã thấy ngực nhẹ hẳn! Tôi uống đến hộp thứ 4 thì thấy dễ thở, người đỡ mệt, bớt ho khan ban đêm, ngủ ngon hơn và còn lấy lại thăng bằng. Đến hộp thứ 6, tôi có thể vận động thoải mái, người nhẹ nhõm. Sau vài tháng, kể từ khi kết hợp uống thuốc điều trị với Ích Tâm Khang, tôi tự đi lễ nhà thờ được mà không cần nhờ ai trợ giúp”– Ông Thi chia sẻ.

2. Sử dụng biện pháp phẫu thuật can thiệp

Nếu tình trạng suy tim trở nặng, thuốc điều trị không còn đáp ứng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật để giảm rủi ro và cải thiện tình trạng hiện tại.

• Nong hoặc thay van tim: Với những người bị suy tim do bệnh hẹp hở van tim thì việc phẫu thuật nong van hoặc thay van tim khác cũng sẽ giúp cải thiện chức năng tim., giảm triệu chứng cho người bệnh đang gặp phải.

• Nong mạch vành hoặc đặt stent: Thường áp dụng cho những người bị suy tim do bệnh mạch vành, giúp cải thiện lưu lượng máu nuôi tim, từ đó giúp tim hoạt động hiệu quả hơn.

• Đặt máy tạo nhịp: Khi tim co bóp không đồng bộ làm giảm khả năng bơm máu của tim, bạn có thể được bác sĩ chỉ định đặt máy tạo nhịp để không bị ngưng tim đột ngột và giảm triệu chứng suy tim.

• Cấy máy khử rung (ICD): Người bệnh bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh không đều và có nguy cơ gây ngưng tim đột ngột sẽ cần cấy máy khử rung (ICD) để làm giảm nguy cơ tử vong do loạn nhịp.

• Cần đến thiết bị hỗ trợ tim: Những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối có thể cần đến một thiết bị hỗ trợ tim cho đến khi có cơ hội được ghép tim.

3. Thực hiện lối sống lành mạnh

lối sống lành mạnh giúp giảm suy tim chặng cuối

Đối với người bệnh suy tim, lối sống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc góp phần duy trì sức khỏe.

• Ăn uống: Bạn nên ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, cá, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, các loại quả hạch, sản phẩm từ đậu nành và dầu thực vật. Đồng thời, bạn cũng nên tránh các loại thức ăn mặn, chất béo từ động vật, thực phẩm tinh chế hay chế biến sẵn.

• Tập luyện:Bạn có thể chọn các môn tập vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, đạp xe… Đặc biệt, người bệnh suy tim ở giai đoạn cuối lại càng không nên ngồi một chỗ mà có thể vận động nhẹ nhàng và nhờ người thân trợ giúp xoa bóp để lưu thông máu tốt hơn.

• Thư giãn:Tình trạng lo lắng và stress sẽ kích thích tăng huyết áp, tăng nhịp tim và đẩy nhanh hơn tốc độ suy tim. Để kiểm soát stress tốt hơn, bạn cũng nên chia sẻ cảm xúc với bạn bè và người thân để giải tỏa bớt muộn phiền hoặc dành thời gian cho những sở thích cá nhân.

Bên cạnh việc sử dụng Ích Tâm Khang cùng thuốc điều trị, ông Thịnh còn nỗ lực tập luyện bằng cách đi bộ tăng dần quãng đường rồi bồi bổ thêm những món ăn tốt cho bệnh lý theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nhờ vậy, ông thấy các triệu chứng giảm dần, biểu hiện suy tim ngày xưa nặng thế nào thì giờ không còn nhận thấy nữa. Đến giờ, ông tự tin không ai lao động được như ông, làm một ngày mười mấy tiếng đồng hồ giống như thanh niên trẻ.

4. Sử dụng TPCN Ích Tâm Khang

Rất nhiều người bệnh đã cải thiện sức khỏe khi sử dụng Ích Tâm Khang để hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim. Sản phẩm đã được nghiên cứu về hiệu quả làm giảm triệu chứng suy tim và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển. Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí khoa học đời sống toàn cầu Canada năm 2014.

Theo kết quả nghiên cứu, Ích Tâm Khang đã hỗ trợ cải thiện các triệu chứng suy tim rất rõ ràng như giảm khó thở, đau ngực, ho, phù… Sản phẩm này cũng hỗ trợ người bệnh cải thiện các rối loạn lipid máu, chống kết tập tiểu cầu, giảm cholesterol và phòng ngừa suy tim tiến triển nặng.

Không chỉ có nghiên cứu bài bản, TPCN Ích Tâm Khang còn là sản phẩm được các chuyên gia tim mạch và nhà thuốc đánh giá cao bởi lợi ích rõ ràng trong việc hỗ trợ trị bệnh tim mạch. Hiệu quả của sản phẩm cũng được nhiều người bệnh chứng minh khi sức khỏe của họ ngày càng được cải thiện sau khi kiên trì sử dụng.

Giáo sư Phạm Gia Khải (Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam) đã khẳng định: “Ích Tâm Khang đã hỗ trợ rất nhiều người bệnh tim mạch, suy tim, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, hở van tim vượt qua “cửa tử” một cách ngoạn mục”.

Bị suy tim độ 2 do hở cùng lúc van 2 lá, van 3 lá và van động mạch chủ, chị Nguyễn Thị Huệ (TPHCM) đã phải chịu đựng những cơn khó thở, mệt mỏi triền miên. Thế mà kể từ khi kết hợp sử dụng TPCN Ích Tâm Khang với thuốc điều trị, chị thấy bệnh của mình đã thật sự thuyên giảm, chức năng tim hồi phục, đau ngực giảm hẳn, khó thở cũng không còn nữa. Bây giờ, người đã khỏe hẳn hơn, chị lại có thể thực hiện được ước mơ trở về thăm quê Hải Phòng mà cứ ngỡ không thể thành hiện thực sau nhiều năm mắc bệnh.

Nhờ niềm tin vào cuộc sống, anh Sơn cũng đã vượt qua được số phận khắc nghiệt để thoát khỏi “cửa tử thần” và giật lại chiếc vé ở trần gian. Sau bao nỗ lực, anh may mắn tìm được TPCN Ích Tâm Khang. Khi uống đến hộp thứ 3, anh không còn phải thở oxy nữa… Anh nói rằng chính nhờ sản phẩm này đã giúp anh hồi phục sức khỏe chứ mổ tốn nhiều tiền mà không biết chừng có được khỏe mạnh như bây giờ không.

Cuộc chiến chống lại bệnh suy tim là không hề dễ dàng bởi chỉ cần chủ quan trong việc điều trị là bạn có thể gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không đơn độc trong hành trình chữa bệnh mà còn có người thân, bác sĩ bên cạnh. Khi vực dậy tinh thần để đương đầu với số phận, bạn sẽ thấy mình mạnh mẽ thế nào khi vượt qua được những thời khắc đen tối nhất của cuộc đời. Hãy tiếp tục lật cuộc đời mình sang trang mới bằng cách nắm bắt cơ hội chữa trị để lại được sống ý nghĩa, được yêu thương và được cho đi nhé.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

The post Suy tim chặng cuối nhọc nhằn nhưng đừng từ bỏ hy vọng appeared first on Hello Bacsi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bạn nên làm gì khi cậu nhỏ bị xước? - Hellobacsi

Cách điều trị kinh nguyệt không đều do bị stress - Hellobacsi

5 cách massage ngực giúp bạn bảo vệ sức khỏe - Hellobacsi