Viêm lưỡi gà là gì? Triệu chứng và cách điều trị ra sao? - Hellobacsi

Lưỡi gà là mô thịt nằm ở phía cuối của miệng, ngay trên vòm họng. Nó là một phần của màn hầu – bộ phận giúp đóng kín đường thở khi bạn nuốt thức ăn. Lưỡi gà có vai trò giúp đẩy thức ăn về phía cổ họng.

Viêm lưỡi gà là tình trạng viêm và sưng lưỡi gà, gây khó chịu và có thể ảnh hưởng đến khả năng nuốt của người bệnh. Trong trường hợp nghiêm trọng, viêm và sưng lưỡi gà cũng có thể gây ra khó thở.

Triệu chứng của bệnh viêm lưỡi gà

Khi bị viêm, lưỡi gà có thể bị sưng, đỏ và phình to hơn bình thường. Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm lưỡi gà bao gồm:

– Ngứa, rát hoặc đau họng

– Xuất hiện các đốm nhỏ trên cổ họng

Ngủ ngáy

Khó nuốt

Khó thở

Lưỡi gà

Bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu lưỡi gà sưng kèm theo sốt hoặc đau bụng, bởi đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề y tế tiềm ẩn cần được điều trị.

Nguyên nhân gây viêm lưỡi gà

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm lưỡi gà. Các tác nhân gây viêm gồm có:

– Yếu tố môi trường và lối sống

– Nhiễm trùng

– Chấn thương

– Di truyền

Yếu tố môi trường và lối sống

Một số yếu tố môi trường và lối sống có thể khiến cho lưỡi gà bị sưng, chẳng hạn như:

Dị ứng: Bụi, vẩy da động vật, phấn hoa và một vài loại thực phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người. Phản ứng dị ứng này sẽ dẫn đến tình trạng sưng ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả lưỡi gà.

– Thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể khiến lưỡi gà bị sưng lên.

Mất nước: Cơ thể thiếu nước có thể dẫn đến tình trạng viêm lưỡi gà. Uống rượu có thể dẫn đến mất nước và khiến lưỡi gà bị sưng.

– Tiếp xúc với hóa chất: Tiếp xúc với các hóa chất độc hại có thể gây ra nhiều phản ứng, bao gồm cả việc làm lưỡi gà sưng lên. Thuốc lá và cần sa cũng là những chất độc hại có thể gây sưng lưỡi gà.

– Ngủ ngáy: Ngủ ngáy có thể gây sưng lưỡi gà, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm. Nguyên nhân là do ngáy có thể tạo ra những rung động mạnh khiến lưỡi gà bị ảnh hưởng.

Ngủ ngáy là nguyên nhân gây viêm lưỡi gà

Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng có thể khiến lưỡi gà bị kích thích, dẫn đến tình trạng viêm và sưng. Các bệnh do nhiễm virus thường gặp nhất gây viêm lưỡi gà bao gồm cảm lạnh, cúm, bạch cầu đơn nhân và viêm thanh khí phế quản.

Bên cạnh đó, viêm họng liên cầu khuẩn cũng có thể khiến lưỡi gà bị kích thích và viêm. Vi khuẩn Streptococcus là tác nhân phổ biến nhất gây ra căn bệnh này.

Viêm amidan ở mức độ nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến lưỡi gà. Cụ thể, viêm amidan sẽ khiến lưỡi gà bị kích thích, thậm chí là bị sưng.

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) cũng có thể là tác nhân gây viêm lưỡi gà. Những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương do HIV và mụn rộp sinh dục có nguy cơ mắc bệnh tưa miệng cao hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng lưỡi gà.

Chấn thương

Chấn thương lưỡi gà có thể xuất phát từ một vấn đề y tế hoặc thủ tục phẫu thuật. Nôn ói thường xuyên hoặc axit do trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể khiến cổ họng và lưỡi gà bị kích thích.

Lưỡi gà cũng có thể bị tổn thương khi đặt ống khí quản trong quá trình phẫu thuật. Bên cạnh đó, chấn thương lưỡi gà cũng có thể xảy ra khi cắt amidan (vị trí amidan nằm ở cả 2 bên của lưỡi gà).

Di truyền

Phù mạch di truyền có thể gây sưng phồng lưỡi gà, cổ họng, mặt, tay và chân. Tuy nhiên, căn bệnh lại tương đối hiếm gặp. Theo Hiệp hội phù mạch di truyền Hoa Kỳ, tỷ lệ xảy ra tình trạng này chỉ khoảng 1/10.000 – 1/50.000 người.

Lưỡi gà lớn bất thường cũng là một tình trạng di truyền hiếm gặp khác. Cũng như viêm lưỡi gà, nó có thể gây cản trở quá trình hô hấp. Khi cần thiết, phẫu thuật là lựa chọn duy nhất để giải quyết vấn đề này.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm lưỡi gà

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm lưỡi gà. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em cao hơn so với người lớn. Theo Healthline, các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm lưỡi gà gồm có:

– Dị ứng

Hút thuốc lá

– Tiếp xúc với hóa chất và các chất gây kích thích khác trong môi trường

– Hệ thống miễn dịch yếu, dễ bị nhiễm trùng

hút thuốc là

Các biện pháp khắc phục viêm lưỡi gà tại nhà

Đau và sưng tấy là những biểu hiện cho thấy cổ họng của bạn đang gặp vấn đề. Để làm dịu cổ họng, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây:

– Làm mát cổ họng bằng đá bào, kem hoặc trái cây ướp lạnh

– Súc miệng bằng nước muối ấm để giảm khô họng

Ngủ đủ giấc hoặc ngủ trưa nếu có thể

Luôn đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng nước cần thiết. Nếu cảm thấy đau rát cổ họng khi uống nước, bạn hãy chia nhỏ lượng nước để uống nhiều lần trong ngày. Nước tiểu sáng màu là một dấu hiệu tốt. Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc nâu chính là dấu hiệu của việc cơ thể đang bị mất nước.

Chẩn đoán nguyên nhân gây viêm lưỡi gà

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bị sốt và sưng cổ họng, bởi đây rất có thể là dấu hiệu của một vấn đề y tế tiềm ẩn gây sưng lưỡi gà. Khi đi khám, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin bệnh sử của mình cho bác sĩ. Các thông tin quan trọng nhất bao gồm:

– Các loại thuốc kê đơn và không kê đơn mà bạn đã sử dụng

– Thói quen hút thuốc lá của bản thân (nếu có)

– Các loại thực phẩm gần đây bạn đã dùng

– Loại hóa chất hoặc các chất bất thường mà bạn đã tiếp xúc (nếu có)

– Các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau bụng, sốt hoặc mất nước

Bác sĩ có thể kiểm tra cổ họng và mũi của bạn nhằm xác định xem nguyên nhân gây sưng có phải là do bệnh cúm, vi khuẩn và nấm hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được yêu cầu xét nghiệm máu để loại trừ các tác nhân truyền nhiễm khác.

Xét nghiệm máu

Trong trường hợp không xác định được nguyên nhân, bạn có thể cần gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Xét nghiệm máu và mẫu da sẽ giúp xác định hóa chất và loại thực phẩm gây ra phản ứng ở cổ họng của bạn.

Điều trị viêm lưỡi gà

Sưng lưỡi gà do cảm lạnh thông thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu không phải do cảm lạnh, phương pháp điều trị viêm lưỡi gà sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Nhiễm trùng

Viêm lưỡi gà do nhiễm virus có xu hướng tự hồi phục mà không cần điều trị. Trong khi đó, đối với tình trạng nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh có thể giúp ích cho bạn.

Nếu tình trạng của bạn có thể lây nhiễm, bạn nên cách ly tại nhà cho đến khi khỏi bệnh.

Dị ứng

Dị ứng có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamine hoặc steroid.

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Các bác sĩ thường sử dụng epinephrine để điều trị phản ứng này.

Thuốc kháng sinh

Phù mạch di truyền

Phù mạch di truyền có thể được điều trị bằng các loại thuốc sau:

– Thuốc ức chế C1 esterase

– Thuốc ức chế kallikrein huyết tương

– Chất đối kháng thụ thể bradykinin

– Androgen

Viêm lưỡi gà không phải là một vấn đề sức khỏe phổ biến. Tình trạng viêm có thể tự thuyên giảm theo thời gian mà không cần điều trị. Viêm lưỡi gà cũng có thể được điều trị bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự can thiệp của y tế là điều cần thiết.

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng viêm không được kiểm soát, các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả hoặc khả năng hô hấp bị ảnh hưởng. Các bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân, tư vấn cách điều trị phù hợp và ngăn chặn tình trạng này tái phát trong tương lai.

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

The post Viêm lưỡi gà là gì? Triệu chứng và cách điều trị ra sao? appeared first on Hello Bacsi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bạn nên làm gì khi cậu nhỏ bị xước? - Hellobacsi

Cách điều trị kinh nguyệt không đều do bị stress - Hellobacsi

Giao tiếp với người khiếm thính: Cần kiên nhẫn và đúng cách - Hellobacsi