Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2020

Tìm hiểu tác dụng của trứng đối với các bà mẹ đang cho con bú - Hellobacsi

Hình ảnh
Tác dụng của trứng đối với các bà mẹ đang cho con bú có thể rất tuyệt vời. Tuy nhiên, đối với trứng hay bất cứ món nào khác, bạn cũng cần phải nhớ một số lưu ý khi dùng để đảm bảo an toàn cho cả bạn và bé. Trong thời gian mang thai và cho con bú , bạn sẽ phải ăn uống đầy đủ, khoa học nhằm đảm bảo bé có đủ dưỡng chất để tăng trưởng và phát triển toàn diện. Một trong những thực phẩm thường được nhiều người nghĩ đến là trứng bởi sự bổ dưỡng mà nó đem lại. Thế nhưng liệu bà mẹ đang cho con bú có nên ăn trứng không? Hãy cùng xem tiếp những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để biết thêm về lợi ích và tác dụng của trứng cũng như những lưu ý khi thêm thực phẩm này vào chế độ ăn trong thời gian cho con bú nhé. Đang cho con bú ăn trứng có được không? Trứng rất giàu protein và bạn hoàn toàn có thể ăn trong thời gian đang cho con bú. Mỗi tuần, bạn có thể ăn từ 3 đến 4 lần. Khi ăn, bạn cần đảm bảo trứng đã được nấu chín bởi việc tiêu thụ trứng sống không được khuyến khích trong thời gian này. N...

COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra - Hellobacsi

Hình ảnh
Tìm hiểu chung Virus corona mới (SARS-CoV-2) và COVID-19 là gì? Virus corona là một họ virus lớn có thể gây bệnh ở động vật hoặc người. Ở người, một số chủng virus corona được biết là gây nhiễm trùng đường hô hấp từ mức độ nhẹ như cảm lạnh thông thường đến các bệnh viêm đường hô hấp nghiêm trọng hơn, như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) và Hội chứng suy hô hấp cấp nặng (SARS-CoV). Gần đây, một chủng virus corona mới gây bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp khá giống với SARS và bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc từ tháng 12-2019. Tuy chưa có thông tin đầy đủ, rõ ràng về chủng virus corona mới này nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) , chúng đã được đặt tên là SARS-CoV-2 và bệnh viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi virus này gọi là COVID-19 (viết tắt từ cụm từ “coronavirus disease 2019”, trong đó “disease” có nghĩa là bệnh). Đây là các tên gọi chính thức liên quan đến dịch bệnh mới này. Virus SARS-CoV-2 cũng thuộc chi beta coronavirus và có khả năng gây bện...

Chứng phình mạch - Hellobacsi

Hình ảnh
Tìm hiểu chung Chứng phình mạch là gì? Chứng phình mạch xảy ra khi thành động mạch yếu đi và tạo nên một túi phình lớn bất thường. Túi phình này có thể vỡ ra, khiến cho máu chảy ở bên trong cơ thể ( xuất huyết nội ), có khả năng dẫn đến các biến chứng gây tử vong. Mặc dù chứng phình mạch có thể thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở: Não Động mạch chủ Chân Lá lách Chứng phình mạch được phân loại theo vị trí xuất hiện túi phình trong cơ thể. Ngoài ra, túi phình có thể tồn tại ở 2 hình dạng chính: Phình mạch dạng hình thoi (fusiform aneurysms): phình đều ra ở tất cả các mặt mạch máu Phình mạch dạng hình túi (saccular aneurysms): chỉ phình ra ở một bên mạch máu, tạo thành hình dạng giống túi chứa Nguy cơ vỡ ở vị trí phình mạch phụ thuộc vào kích thước của túi phình. Phân loại chứng phình mạch Phình động mạch chủ Động mạch chủ là một động lớn bắt nguồn từ tâm thất trái của tim và đi qua các khoang ngực, bụng. Đường kính bình thường của động mạc...

Nhịp tim nhanh tư thế đứng - Hellobacsi

Hình ảnh
Tìm hiểu chung Nhịp tim nhanh tư thế đứng là gì? Nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS) là hội chứng xảy ra khi mà chỉ một hoạt động thay đổi tư thế như từ nằm, ngồi sang đứng dậy có thể khiến tim người bệnh đập nhanh đột ngột. Nhịp tim có thể tăng lên 30 nhịp/phút hoặc vượt quá 120 nhịp/phút để đáp ứng đủ nhu cầu máu bị thiếu hụt lên não, tim. Ngoài hiện tượng tim đập nhanh, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như chóng mặt, đầu lâng lâng hay thậm chí là  ngất xỉu . Bệnh này phần lớn thường gặp ở độ tuổi 15 – 50 tuổi. Nhịp tim và huyết áp phối hợp với nhau để giữ cho máu lưu thông ở tốc độ nhất định, bất kể cơ thể đang giữ ở vị trí nào. Khi đứng lên, mạch máu sẽ bóp chặt lại và nhịp tim tăng nhẹ để duy trì nguồn cung cấp máu đến tim và não. Người bị nhịp tim nhanh tư thế đứng không thể phối hợp cân bằng giữa hành động thu hẹp mạch máu và phản ứng nhịp tim này, khiến huyết áp không giữ được ở mức ổn định,  nhịp tim tăng quá nhanh , tăng hormon epinephrine trong má...

Phẫu thuật tạo hình bàng quang - Hellobacsi

Hình ảnh
Tìm hiểu chung Phẫu thuật tạo hình bàng quang là gì? Phẫu thuật tạo hình bàng quang là một thủ thuật dùng để tái tạo cấu trúc bàng quang cho người đã trải qua phẫu thuật  cắt bàng quang , thường là vì lý do ung thư bàng quang. Tạo hình bàng quang là lựa chọn để tái thiết lập niệu đạo, đem lại cân bằng cho cuộc sống của người bệnh. Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một đoạn ruột để tạo hình bàng quang mới cho phép người bệnh đi tiểu tự chủ và giữ được khả năng  nhịn tiểu . Khi nào bạn cần thực hiện phẫu thuật tạo hình bàng quang? Phẫu thuật tạo hình bàng quang có thể được chỉ định cho những trường hợp đã cắt bỏ bàng quang hoặc bàng quang không còn hoạt động bình thường, chẳng hạn như: Ung thư bàng quang Bàng quang thần kinh Bàng quang mất chức năng do xạ trị hoặc bệnh viêm mạn tính Tiểu không tự chủ và không đáp ứng với các phương pháp điều trị không xâm lấn Dị tật bẩm sinh Chấn thương bàng quang Điều cần thận trọng Phẫu thuật tạo hình ...