8 cách hạ sốt cho trẻ nhỏ an toàn và nhanh chóng

Đối với những người mới làm mẹ, khi con bị sốt, bạn sẽ rất lo lắng và bối rối không biết phải làm sao. Vậy hãy trang bị cho mình những cách hạ sốt cho trẻ.
Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên, đối với những bà mẹ trẻ, con bị sốt sẽ là lúc cực lo lắng và bối rối không biết phải làm sao. Dưới đây là những thông tin quan trọng về tình trạng sốt ở trẻ em nhằm giúp bạn hạ sốt cho trẻ đúng cách để bé mau chóng khỏi bệnh.

Tại sao bé con của bạn bị sốt?

Bé có thể bị sốt do một trong những nguyên nhân sau:
  • Nhiễm trùng: Phần lớn trẻ bị sốt là do nhiễm trùng hoặc một căn bệnh nào đó gây ra. Sốt là cách cơ thể bé chiến đấu với nhiễm trùng qua việc kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên
  • Tiêm chủng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng
  • Mặc quá nhiều quần áo: Trẻ nhỏ, đặc biệt là sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt
  • Mọc răng: Việc mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 38oC, nhiều khả năng đó không phải là do mọc răng
  • Một số bệnh khác: Sốt có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết,… Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, li bì, vật vã hay hôn mê. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Khi sốt bé thường có biểu hiện gì?

Khi con bạn có những triệu chứng sau, rất có thể bé đã bị sốt:
  • Thân nhiệt bé trở nên nóng hơn rất nhiều
  • Trẻ quấy khóc, hay dễ nổi cáu
  • Mệt mỏi
  • Thở gấp
  • Ngủ lơ mơ.
Khi bé có những biểu hiện như trên, bố mẹ cần nhanh chóng đo nhiệt độ cho trẻ.

8 cách hạ sốt hiệu quả cho trẻ

1. Uống nhiều nước

Sốt có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng mất nước, do đó hãy cố gắng khuyến khích con yêu nạp thêm nhiều chất lỏng chẳng hạn như nước ép trái cây, súp, cháo, nước lọc, sữa… Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho bé uống các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol, hydrite.

2. Tắm rửa

Các bác sĩ đã đưa ra các khuyến khích về việc cho bé tắm hoặc lau thân thể bằng nước ấm khi trẻ bị sốt. Nước ấm sẽ giúp làm mát thân nhiệt của con. .Bố mẹ có thể để bé tắm từ 5–10 phút là vừa đủ. Ngoài ra, bạn hãy đảm bảo rằng nước phải đủ ấm để khiến trẻ không run rẩy, tránh trường hợp bệnh trở nên nặng hơn.

3. Cho bé mặc thoáng mát

Nếu trẻ vẫn chơi đùa linh hoạt, ăn tốt, uống đủ nước và đặc biệt đi vệ sinh bình thường thì bạn không cần dùng đến thuốc. Để hạ sốt cho trẻ, bạn nên cởi bỏ bớt chăn, quần áo và chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt.

4. Dùng thuốc hạ sốt

Bạn nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt trên 39oC. Paracetamol đơn chất dạng gói hay sirô là thuốc hạ sốt dễ sử dụng, hiệu quả hạ sốt nhanh, thường sẽ có tác dụng hạ sốt sau 30 phút sử dụng và kéo dài từ 4 – 6 giờ đồng thời ít tác dụng phụ. Cần cho trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 – 15 mg/kg/lần, lặp lại sau 4 giờ nếu vẫn còn sốt. Bạn nên cho trẻ dùng 3 – 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60 mg/kg/ngày.
Thuốc Acetaminophen cũng có thể giúp trẻ hạ sốt. Tuy nhiên, liều dùng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần phụ thuộc vào cân nặng và độ tuổi. Ngoài ra, bạn nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa trước khi cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trên bao bì và sử dụng thiết bị đo lường chuyên dụng để đảm bảo đủ lượng thuốc sử dụng để hạ sốt.

5. Lau mát người bé

Để chăm sóc trẻ bị sốt, bạn lau mát bằng nước ấm theo từng bước. Đầu tiên, cởi hết quần áo trẻ, dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, đặt 2 bên nách và 2 bên háng trẻ, chiếc khăn còn lại nhúng nước ấm lau khắp người trẻ. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu giúp mát cơ thể. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống mức bình thường (37oC). Thông thường, nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút.
Trẻ em trong nhóm tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi khi sốt quá cao có thể dẫn đến co giật, nên bố mẹ cần tích cực hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ khóc và phản đối việc chườm mát, bố mẹ có thể đặt trẻ ngồi vào thau nước ấm cho trẻ cảm thấy thoải mái, rồi dùng khăn lau vùng bẹn, vùng nách và khắp người trẻ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm 3 cách hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp tự nhiên:

1. Lau người bằng Giấm táo

7-meo-ha-sot-cho-tre-nho-theo-phuong-phap-tu-nhien
Giấm táo là phương pháp hạ sốt cho trẻ nhỏ khá hữu hiệu nhưng ít được phổ biến rộng rãi. Khi nhiệt độ cơ thể con yêu tăng cao, bạn có thể ngâm 1 chiếc khăn trong giấm táo pha loãng (theo tỷ lệ 1 phần giấm + 2 phần nước) sau đó đắp lên trán và bụng bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể dùng 1 miếng vải thấm giấm táo rồi quấn quanh lòng bàn chân trẻ.

2. Bổ sung Canxi

Một số chuyên gia tin rằng canxi có thể hỗ trợ làm giảm thời gian trẻ bị bệnh. Khoáng chất này được hấp thu tốt nhất từ thức ăn hoặc có thể bổ sung bằng thuốc chuyên dụng. Bố mẹ hãy chế biến các món ăn có nguyên liệu từ cá, rau cải ngọt, yến mạch… để bé mau khỏi bệnh nhé.

3. Xoa bóp bằng Tinh dầu

Sử dụng các loại tinh dầu để làm giảm nhiệt độ cơ thể là phương pháp hạ sốt tự nhiên tuyệt vời. Chất rubefacients có trong bạc hà, gừng và vỏ cây quế có khả năng làm ấm hệ tuần hoàn và gây ra hiện tưởng đổ mồ hôi khi chúng tạo ra sự ấm áp khắp cơ thể. Điều này giúp nhiệt độ cao tiêu tan.
Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà và cúc la mã để giúp kiểm soát và giải quyết phản ứng nhiệt của cơ thể trẻ bằng cách pha loãng 6 giọt dầu trong 1 muỗng dầu nền sau đó xoa bóp lên cơ thể của trẻ, nên chú trọng những khu vực đặc biệt như phía sau cổ và gót chân.

4 điều cần tránh khi trẻ đang sốt

Bên cạnh đó, bạn không nên làm những điều sau:
  • Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt
  • Không nên dùng nước đá lạnh để lau hạ sốt cho trẻ
  • Không nên dùng chanh nặn vào miệng và mắt làm bé bị rộp miệng, phỏng lưỡi, phỏng mắt hoặc nghẹt thở
  • Tuyệt đối không được sử dụng aspirin để hạ sốt vì có thể gây tổn thương cho não của trẻ (hội chứng Reye).

Khi nào bạn nên đưa trẻ đi khám?

Bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ khám ngay lập tức nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt. Đối với trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi, bạn nên đưa con đến bệnh viện khi nhiệt độ của trẻ lên đến 38°C hay cao hơn. Đối với trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, mức nhiệt độ cảnh báo khoảng 39°C hoặc cao hơn. Ngoài ra, không cần biết trẻ ở độ tuổi nào, nếu bạn nhận thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng như khó thở hay xuất hiện vết tím trên da thì hãy đưa con đi cấp cứu.
Cùng tham khảo cách hạ sốt cho trẻ tại HelloBacsi.com nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bạn nên làm gì khi cậu nhỏ bị xước? - Hellobacsi

Cách điều trị kinh nguyệt không đều do bị stress - Hellobacsi

Giao tiếp với người khiếm thính: Cần kiên nhẫn và đúng cách - Hellobacsi